Diễn biến Chiến_tranh_Liên_Xô_-_Phần_Lan_(1939-1940)

Cuộc tấn công của Liên bang Xô viết dọc tuyến biên giới với Phần LanXe tăng T-26 của Hồng quân Liên Xô ở mặt trận Karelia tháng 12/1939

Ngày 26 tháng 11 năm 1939, quân đội Liên Xô pháo kích làng Mainila, một ngôi làng của người Nga nằm gần biên giới với Phần Lan. Chính quyền Liên Xô đổ lỗi cho Phần Lan về vụ tấn công và sử dụng vụ việc này làm cái cớ để xâm chiếm Phần Lan. Chiến tranh mùa đông chính thức bùng nổ bốn ngày sau đó [56].

Liên Xô đã huy động số binh lính đông gấp 3 lần số lượng lính của Phần Lan, hơn 30 lần số lượng máy bay, gấp 100 lần số lượng xe tăng.Hồng quân đã bị thương tổn bởi cuộc thanh lọc chính trị của lãnh tụ Xô Viết Joseph Stalin 1937.[57] Với hơn 30.000 sĩ quan của họ đã bị giam tù, xử bắn hoặc bị cách chức, trong số đó có cả những sĩ quan cao cấp nhất, nhiều sĩ quan cao cấp và trung cấp của Hồng quân 1939 không có nhiều kinh nghiệm.[58][59] Vì những yếu tố này, quân đội Phần Lan đã có thể chống cự lâu hơn như phía Liên Xô mong đợi.[42] Chỉ huy Liên Xô trong chiến dịch là Nguyên soái Kliment Yefremovich Voroshilov, một người nổi tiếng vì vai trò phụ tá hỗ trợ đắc lực cho Stalin trong hoạt động chính trị hơn là vì thành tích trên chiến trường. Dưới sự chỉ huy của những Sĩ quan cấp cao thiếu kinh nghiệm và dễ hiểu là hay lo lắng,[2] Hồng quân cũng không có sư am tường về lãnh thổ Phần Lan và sự phối hợp chiến đấu giữa các đơn vị cũng thiếu hiệu quả. Mặt khác, địa hình gồm toàn rừng rậm xen kẽ với vô số đầm lầy tại khu vực này đã hạn chế đáng kể ưu thế về thiết giáp của Hồng quân trong khi lại cung cấp nhiều nơi trú ẩn cho các đơn vị bộ binh Phần Lan tiến hành phục kích (trong chiến tranh Lapland, Đức Quốc xã cũng gặp những khó khăn tương tự ngay cả khi đã huy động cả xe tăng hạng nặng).

Ngày 30 tháng 11 năm 1939, Hồng quân Liên Xô tấn công tám điểm dọc biên giới dài 1.000 dặm của Phần Lan và dùng không quân oanh tạc thủ đô Helsingfors. Máy bay Liên Xô tràn ngập bầu trời Phần Lan, tiến hành oanh tạc dữ dội nhiều thành phố, thị trấn. Vào lúc 6h sáng cùng ngày, 23 sư đoàn của 4 tập đoàn quân với 425.000 binh lính, cùng 6 sư đoàn thiết giáp với hơn 3.000 xe tăng, được yểm hộ bởi hơn 3.000 máy bay vượt biên giới Phần Lan. Vào thời điểm này, Phần Lan có lực lượng quân đội 337.000 người (trang bị 250.028 khẩu súng, 200 máy bay, vài chục xe tăng và xe thiết giáp), trong đó khoảng 120-130 nghìn quân đang đóng tại khu vực xảy ra chiến sự.

Không quân Liên Xô tấn công Phần Lan chủ yếu là đơn vị ném bom và trinh sát tầm xa ADD (Aviatsiya Dalnego Deystviya), dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Bộ tư lệnh tối cao. Ngoài ra còn có các đơn vị không quân khác, tổng số máy bay khoảng 1.500 tới 3.200 chiếc. Không lực Phần Lan lúc đầu chỉ có 36 chiếc tiêm kích Fokker D.XXI, 17 máy bay ném bom Blenheim Mk.I, 31 máy bay bổ nhào Fokker C.X (các loại khác như Gladiator, Fiat G.50, Brewster B 239, Messerschmitt Bf 109... chưa có), tổng cộng là 210 chiếc, nhưng các phi công được đào tạo tốt, nhiều kinh nghiệm. Dù phải sử dụng cóp nhặt đủ loại máy bay và số lượng mỗi loại rất ít, không quân Phần Lan sử dụng chúng rất hiệu quả, với tỷ lệ tiêu diệt đối phương cao.

Ngay ngày đầu tiên của chiến tranh đã có tới 16 thành phốthị trấn miền Nam Phần Lan bị 200 máy bay Nga ném bom. Trong đó người Nga thực hiện một cuộc ném bom bất ngờ vào thủ đô trong lúc nhiều người dân Phần Lan chưa biết tin gì về chiến tranh đã nổ ra. Theo các nguồn tin của Nga thì 9 chiếc máy bay SB-2 được giao nhiệm vụ tìm kiếm các kỳ hạm "Vainamoinen" và "Ilmarinen" của Phần Lan nhưng không tìm thấy nên chuyển mục tiêu vào dinh tổng thống gần quảng trường trung tâm. Đã có sự nhầm lẫn trong việc tìm mục tiêu và bom rơi xuống trung tâm thành phố, khu vực trạm xe buýt vào lúc 14h50, 2 dặm tính từ dinh tổng thống. 91 người chết, 236 người bị thương hầu hết đều là thường dân. Nhiều nhà cửa bị phá hủy. Mặc dù các máy bay Nga lợi dụng mây để tấn công bất ngờ, vẫn có 3 chiếc bị rơi vì trúng đạn cao xạ của Phần Lan. Mục tiêu chiến lược của Nga là ép chính phủ Phần Lan phải đầu hàng, tiêu diệt nguồn lực chiến tranh và gây hoang mang trong dân chúng. Các phi vụ ném bom chiến lược thực hiện nhằm vào các hải cảng, ga xe lửa nhằm cắt đứt tiếp tế của Phần Lan trong khi các phi vụ chiến thuật nhằm vào các đạo quân trên chiến tuyến cùng các căn cứ không quân.

Các chiến lược gia Hồng quân quá tự tin sau cuộc tấn công Ba Lan nên đã quyết định tấn công bất ngờ vào Phần Lan ngay cuối mùa thu năm 1939 mà không cần chuẩn bị trang bị, khí tài mùa đông cho binh sĩ của mình. Tình báo Liên Xô cho biết Phần Lan chỉ có 120.000 quân phòng thủ cùng 162 máy bay đủ loại, yếu hơn nhiều so với đội quân Liên Xô. Lực lượng Phần Lan thực tế gấp đôi số đó. [cần dẫn nguồn]

"Thùng bánh mì" mà ngoại trưởng Liên Xô Molotov đã nói tới. Người dân Phần Lan đã gọi nó là Molotovin leipäkori/Thùng bánh mì Molotov. Đây chính là loại bom RRAB-3 do Liên Xô sản xuất

Dù lúc đầu ít có ác cảm với Liên Xô nhưng sau các cuộc ném bom, người Phần Lan hình dung Liên Xô là một đất nước hung bạo, từ đó họ bắt đầu căm ghét và mong muốn được trả thù, đó là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc Phần Lan trở thành đồng minh của Đức Quốc xã. Tổng thống Hoa Kỳ Roosevelt gửi thông điệp tới Moskva, khuyến cáo về việc Liên Xô ném bom các thành phố thì Molotov, Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô trả lời rằng "chúng tôi không ném bom và sẽ không bao giờ ném bom thành phố của Phần Lan, mà chỉ ném bom các sân bay, các sân bay này cách Mỹ 8 ngàn km nên người Mỹ không thể phân biệt được". Chính phủ Liên Xô nói rằng các hình chụp nhà cháy, người chết có từ năm 1918.

Stalin do quá chủ quan, khinh thường lực lượng quân đội Phần Lan nên nghĩ rằng Phần Lan sẽ thất bại chóng vánh, trước ưu thế áp đảo về quân sự và vũ khí của Liên Xô[1][60]. Ông chỉ đặt kế hoạch đánh bại Phần Lan chỉ trong 2 tuần với Lục quân Liên Xô hùng hậu trên nửa triệu lính, khi đó dù Molotov nói gì cũng không còn quan trọng. Người Nga đã lập trước một chính quyền gọi là "Cộng hòa Dân chủ Phần Lan" cũng như tuyên bố mọi hành động quân sự là để giúp chính phủ nói trên. Chính quyền này còn gọi là "Chính phủ Terijoki", theo tên ngôi làng Terijoki, nơi đầu tiên mà Hồng quân chiếm được trong cuộc tấn công.[61] Chính phủ này có trách nhiệm chỉ huy các hoạt động chống "các nhóm vũ trang phản động" tại Hensinki đang đàn áp nhân dân. Sau này người Nga còn dùng nhiều từ khác nhau để chỉ cuộc chiến như: "cuộc chiến không tuyên bố", "chiến dịch Phần Lan", "chiến dịch truy quét Bạch vệ Phần Lan" v.v... Nhưng khi chiến tranh bùng nổ, đa số người dân Phần Lan ủng hộ chính phủ hợp pháp ở Helsinki.[62]

Con đường chết Raate, xe tăng và binh sĩ Liên Xô bị quân Phần Lan phục kích và tiêu diệt

Ban đầu người Nga tấn công chủ yếu vào công trình bố phòng trên biên giới Phần Lan ở eo biển Karel, bao gồm một vùng có công sự phòng ngự rộng khoảng 20 dặm chạy từ Bắc đến Nam. Tuy nhiên xe tăng Liên Xô thường xuyên vấp mìn của quân Phần Lan cài lại nên nhiều chiếc bị phá huỷ, còn binh sĩ Liên Xô bị vướng rào kẽm gai trong phòng tuyến của đối phương nên phơi mình cho các ổ súng máy bố trí khéo léo trong rừng. Quân đội Phần Lan với số lượng ít hơn, khoảng hơn 250.000, dựa vào địa hình quen thuộc và các công sự vững chắc đã chống trả quyết liệt. Họ chủ động rút lui nhử các binh đoàn Xô Viết với vũ khí hạng nặng vào sâu trong lãnh thổ. Khi quân Nga kéo sâu vào 30 dặm, người Phần Lan tổ chức phản công. Bị chặn lại tại các phòng tuyến Phần Lan được xây dựng trong rừng, ngày đêm bị tấn công dữ dội vào sườn, đường giao thông phía sau bị gián đoạn, các binh đoàn Nga phải rút lui về điểm xuất kích với tổn thất lớn[cần dẫn nguồn].

Mùa đông năm 1939 có nhiệt độ âm 40-50 độ C, lạnh thứ hai kể từ năm 1828. Đây được xem là một trong mùa Đông khắc nghiệt nhất của thế kỷ 20.[1] Không quần áo ấm, nhiên liệu, thuốc men dự trữ và vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của quân Phần Lan[1], binh lính Liên Xô phải chiến đấu trong địa ngục băng giá (frozen hell). Hậu cần quá kém đến nỗi số người chết rét cao gấp nhiều lần số bị đối phương giết. Mặc dù chiến đấu với đội quân gấp 2 lần số bộ binh, 50 lần số xe tăng, 15 lần số máy bay, tinh thần quân Phần Lan vẫn rất cao.

Trong suốt tháng 12, gần 12 sư đoàn Liên Xô đồng loạt tấn công ồ ạt trên toàn phòng tuyến Mannerheim thuộc eo biển Karel nhưng đều thất bại. Từ ngày 7 tháng 12 năm 1939 đến ngày 8 tháng 1 năm 1940, khoảng 45.000-50.000 quân Liên Xô có xe tăng yểm trợ tấn công mạnh 11.000 quân Phần Lan ở Suomussalmi, kết quả là khoảng 13.000 lính Hồng quân bị thương vong và 2.100 bị bắt làm tù binh để đổi lấy 2.000 thương vong về phía quân Phần Lan. Đặc biệt là trong khoảng từ 4 tháng 1 đến 7 tháng 1 năm 1940, 6.000 quân Phần Lan phục kích một lực lượng Xô viết khoảng 25.000 quân trong một trận lớn trên đường Raate, quân Phần Lan có 402 người chết để đổi lấy 7.000-9.000 quân Xô viết chết hoặc mất tích và 1.300 tù binh. 2 sư đoàn 163 và 44 Bộ binh Liên Xô bị kẹt trong đầm lầy nên bị chết rét dần dần, trong số 44.000 quân thì đã tử trận, chết cóng, bị thương hoặc bị ốm mất hơn 30.000, bị mất 86 xe tăng còn phía Phần Lan tịch thu làm chiến lợi phẩm 69 xe T-26 và 10 xe cơ giới các loại.[63] Tàn quân Liên Xô rút chạy về hậu cứ.

Lính trượt tuyết Phần Lan tại mặt trận phía bắc ngày 12-1-1940

Thống kê trong các chiến dịch này Phần Lan đã tịch thu 288 xe tăng và 35 xe cơ giới các loại của Liên Xô bao gồm T-26, BT-5BT-7. 167 chiếc đã được trang bị lại cho các đội xe tăng lúc này còn nhỏ bé của Phần Lan.[64]

Hồng quân rất lúng túng bởi nhiều vấn đề chưa lường hết: quân phục lính liên Xô có màu sẫm khiến họ dễ bị lộ trên tuyết, vấn đề liên lạc, vấn đề di chuyển trên các vùng đầm lầy Phần Lan, vấn đề lương thực, nhiên liệu và sưởi ấm trong nhiệt độ âm 40 độ C cho một đội quân nửa triệu... Tại eo đất Karelia, các đơn vị Nga gặp bão tuyết và bị kẹt trong các công sự bằng gỗ, nhiều người bị chết cóng. Các đoàn xe vận tải, xe tăng lao phải đầm lầy, mắc kẹt giữa sông băng cho tới tận mùa xuân mới chìm xuống đáy. Hàng đoàn xe bị bỏ giữa những con đường xuyên rừng. Phần Lan chiếm được 85 xe tăng, 437 xe tải, 36 xe kéo, 10 xe gắn máy, 1.620 ngựa, 92 pháo, 78 súng chống tăng, 13 pháo cao xạ và hàng ngàn súng trường, súng máy, nhiều kho đạn dược.

Quân tình nguyện người Na Uy chiến đấu cùng Phần Lan năm 1940

Trong cuộc chiến này, quân đội Phần Lan đã sáng chế ra một loại vũ khí đặc biệt là Cocktail Molotov (hàm ý chế giễu Molotov-Ngoại trưởng Liên Xô lúc đó) hay còn gọi là chai xăng để chống lại những xe tăng hạng nhẹ, xoay trở chậm chạp, vỏ thép mỏng của Liên Xô đạt hiệu quả rất cao cũng như việc các binh sĩ Phần Lan mặc áo khoác trắng nguỵ trang trong tuyết để phục kích quân địch. Những kinh nghiệm này về sau đã được Liên Xô học lại trong Chiến tranh Xô-ĐứcCocktail Molotov vì nhiều lý do đã không đạt hiệu suất tiêu diệt xe tăng Đức cao như những gì người Phần Lan đã làm với Liên Xô (do xe tăng Liên Xô tham chiến hầu hết là tăng hạng nhẹ T-26 dễ bị phá hủy, trong khi xe tăng Đức chủ yếu là xe tăng hạng trung hoặc hạng nặng). Khi kết thúc cuộc chiến Hồng quân Liên Xô bị thiệt hại 2.268 xe tăng, tương đương 9,2% số xe tăng Liên Xô có được năm 1939.[65]

Cuộc tấn công trên bộ của 6 sư đoàn Hồng quân, được yểm hộ bởi 440 khẩu đại bác cỡ lớn (bắn 300.000 quả đạn trên phòng tuyến chỉ dài 1,6 km), cùng với 500 máy bay và hàng trăm xe tăng tại Hatjalahti và hồ Muolaa đã bị bẻ gãy. Hồng quân thiệt hại nặng, nhưng Stalin tiếp tục điều thêm 300.000 quân, trong suốt một tháng, các cuộc tấn công tiếp diễn tại hồ Ladoga, tại vịnh Phần Lan.

Trung uý Simo Hayha cùng khẩu súng bắn tỉa M28

Ngoài những trận đánh trực diện, quân Phần Lan còn sử dụng các tay bắn tỉa, mà trong đó nổi tiếng nhất là Simo Hayha (Simo Häyhä), người được quân Nga mệnh danh là Cái chết trắng (tiếng Nga: Белая Смерть, tiếng Anh: White Death, tiếng Phần Lan: Valkoinen kuolema). Sử dụng 1 khẩu súng trường Pystykorva và sau đó được tặng 1 khẩu súng tiểu liên Suomi M-31 SMG, anh được ghi nhận đã hạ 505 quân địch, cùng với khoảng 200 lính khác chưa được khẳng định, nâng thành tích lên 705 lính bị diệt trong suốt cuộc chiến. Tuy nhiên, 1 tuần trước khi chiến tranh kết thúc, Simo Hayha đã bị một xạ thủ bắn tỉa Liên Xô bắn trọng thương và không thể chiến đấu tiếp được nữa.

Những thắng lợi phòng ngự của quân Phần Lan trong cuộc chiến đã lên dây cót cho tinh thần của binh lính. Trong khi đó, ở hậu phương, người Phần Lan trở nên tự tin rằng họ có khả năng đương đầu với cuộc chiến.[40] Hội Quốc Liên (gồm Anh, Pháp và Mỹ) đã phản đối cuộc tấn công này và với đa số phiếu đã khai trừ Liên Xô ra khỏi tổ chức này.[50].

Tuy đạt được những thắng lợi ấn tượng nhưng Phần Lan không thể sánh lại ưu thế của Liên Xô về người và của. Trong khi chiến tranh làm hao tổn lực lượng Phần Lan không thể bù đắp thì Liên Xô dù thiệt hại nặng nhưng với 170 triệu dân so với 4 triệu của Phần Lan thì thiệt hại nhân mạng là không đáng kể. Ngay cả quân đội Xô viết với 4 triệu người năm 1939 cũng đã đông bằng toàn bộ dân số Phần Lan.

Xe tăng T-26 của Liên Xô bị tịch thu trên đường Raate

Đến tháng 2 năm sau, Hồng quân thay đổi chiến thuật. Họ tập trung gom quân mở cuộc tấn công lớn vào khu vực ven eo biển, kết hợp với những cuộc không kích lớn vào các nhà ga và các khu đầu mối đường sắt phía sau chiến tuyến.

Tháng 2 năm 1940, không quân Liên Xô đánh bom tập trung nhằm cắt đứt đường xe lửa-nguồn tiếp tế cho mặt trận. Xe lửa chỉ có thể chạy vào ban đêm, dù vậy các cuộc ném bom trong đợt này diễn ra dày đặc đến nỗi hệ thống đường sắt của Phần Lan gần như tan tành vào thời điểm kết thúc cuộc chiến. Stalin tiếp tục huy động hàng đoàn quân ra mặt trận, ông tuyên bố hồ hởi: "không quân của chúng ta đã tham chiến! Rất nhiều cầu đã bị phá sập! Rất nhiều đoàn tàu đã bị tiêu diệt! Quân Phần Lan chỉ còn ván trượt tuyết (để đánh nhau)! Nguồn cung cấp ván trượt của chúng quả là vô tận...".

Sau nửa tháng chiến đấu, phòng tuyến của Phần Lan bị phá vỡ. Ở phía đông Karelia, quân Phần Lan tiếp tục chống trả những đợt công kích của Hồng quân, đánh lui Hồng quân trong trận Taipale.[66] Ngày 12 tháng 3 năm 1940 quân Liên Xô đổ bộ 2 sư đoàn (1 sư đoàn Liên Xô khoảng 8.000-9.000 người) lên Petsamo để tấn công 3 đại đội của Phần Lan với 400 quân. Tuyến phòng thủ phía bắc của quân Phần Lan bị chọc thủng, 3 đại đội quân Phần Lan phòng thủ ở đây bị tiêu diệt hoàn toàn. Ngày 26/2, sau khi đã hết sạch đạn dược và nhiên liệu, lương thực, quân Phần Lan buộc phải rút khỏi Koivisto. Ngày 12 tháng 3 năm 1940, chính phủ Phần Lan đã phải tuyên bố chấp thuận các điều kiện ban đầu của Liên Xô. Hai bên chấp nhận ngừng bắn. Sau 100 ngày quyết chiến[1], cuộc chiến kết thúc với thắng lợi của Liên Xô, dù họ cũng bị thiệt hại nặng.

Xác lính Hồng quânNhững lãnh thổ tại vùng Karelia được cắt cho Liên Xô

Sau khi chiến tranh kết thúc, trên phần đất phía tây của bán đảo Karelia (chiếm 11% lãnh thổ của Phần Lan trước chiến tranh[2]), Liên Xô đã thành lập Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết tự trị Karelia và sáp nhập vào Liên Xô do Otto Kusinen (một nhà chính trị Phần Lan lưu vong ở Liên Xô) lãnh đạo. Nhiều người dân gốc Phần Lan ở đây đã bỏ sang vùng lãnh thổ của chính phủ Phần Lan sau chiến tranh. Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan cùng với Hiệp định giữa Liên Xô và Phần Lan đã đánh dấu thất bại của Liên Xô trong những nỗ lực biến Phần Lan trở thành một nước Cộng hòa Xô viết[60]. Thắng lợi đắt giá trong cuộc chiến được xem là một đòn giáng mạnh vào uy thế quân sự của Liên Xô, đem lại cho Hồng quân những bài học lớn về tác chiến.[67][68] Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan và Mặt trận Phần Lan (Chiến tranh Xô-Đức) được xem là giai đoạn lịch sử được người nước ngoài biết đến nhiều nhất của Phần Lan.[55]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_Liên_Xô_-_Phần_Lan_(1939-1940) http://www.foxnews.com/world/2013/03/14/putin-russ... http://books.google.com/books?id=1izr3Cwhtz8C&pg=P... http://books.google.com/books?id=BurGdv-s8OUC&pg=P... http://books.google.com/books?id=P-Hwk4KCXaoC&pg=P... http://books.google.com/books?id=PwGDAgAAQBAJ&pg=P... http://books.google.com/books?id=aESBIpIm6UcC&pg=P... http://books.google.com/books?id=fVjC9CdKmXsC&pg=P... http://books.google.com/books?id=sVaE8ADw8-YC&pg=P... http://www.history.com/this-day-in-history/ussr-ex... http://www.historyhouse.com/in_history/winter_war/